Sốt xuất huyết uống thuốc gì để nhanh khỏi và an toàn?

Sốt xuất huyết là bệnh dễ xảy ra biến chứng, đặc biệt là khi dùng sai thuốc hoặc dùng thuốc không đúng liều. Thực tế đã có nhiều ca biến chứng nặng do tự điều trị và sử dụng thuốc tùy tiện tại nhà. Vậy sốt xuất huyết uống thuốc gì và không nên uống thuốc gì?

Sốt xuất huyết có thể tử vong do dùng sai thuốc
Sốt xuất huyết có thể tử vong do dùng sai thuốc

Sốt xuất huyết có thể tử vong do dùng sai thuốc

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Tác nhân chủ yếu phát tán mầm bệnh chính là loài muỗi vằn. Khi mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân thường có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, đau nhức toàn thân. Những triệu chứng này rất giống với cảm cúm nên người bệnh thường tự ý mua thuốc về uống. 

Việc dùng sai thuốc hay dùng thuốc không đúng liều có thể gây ra nhiều biến chứng dẫn đến tử vong. Vì vậy, trước khi dùng thuốc, bệnh nhân sốt xuất huyết cần tìm hiểu kỹ những thuốc nào được dùng và thuốc nào không được dùng.

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết mà chỉ dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng bệnh. Triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao kéo dài nên bệnh nhân cần được dùng thuốc hạ sốt. 

Các loại thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường được chia thành 2 nhóm chính là: paracetamol (hay acetaminophen) và NSAIDs (nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm không steroid, bao gồm aspirin và các thuốc khác như diclofenac, ibuprofen, piroxicam...). Tuy nhiên, không phải loại thuốc hạ sốt nào cũng dùng được cho bệnh nhân sốt xuất huyết. 

Bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ được dùng paracetamol đơn chất để hạ sốt
Bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ được dùng paracetamol đơn chất để hạ sốt

Các loại thuốc có thể dùng khi bị sốt xuất huyết

Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol

Sốt xuất huyết uống thuốc gì? Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ được dùng paracetamol đơn chất để hạ sốt. Người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn có gì trên vỉ thuốc. Dù bị sốt cao khó hạ cũng không được tự ý tăng liều thuốc. Mỗi lần uống thuốc hạ sốt cần cách nhau một khoảng thời gian từ 4-6 tiếng. Rút ngắn thời gian uống sẽ gây quá liều. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị ngộ độc gan, tổn thương gan khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Gan suy yếu sẽ khiến tình trạng rối loạn đông máu nặng thêm gây ra tình trạng xuất huyết trầm trọng.

Ngoài ra, người bệnh không được uống rượu, bia, trà, cafe khi đang dùng thuốc. Các chất kích thích này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và tăng tác hại của thuốc lên gan. Để hạ sốt nhanh hơn, bệnh nhân nên mặc quần áo thoáng mát, tuyệt đối không đắp chăn để lượng nhiệt trong cơ thể thoát ra nhanh hơn.

Bù dịch sớm bằng đường uống

Như đã thông tin ở trên, không có thuốc đặc trị sốt xuất huyết mà chỉ dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng. Bệnh nhân sốt xuất huyết sốt cao kéo dài dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Song song với việc dùng thuốc paracetamol để hạ sốt, người bệnh cần được bù nước càng sớm càng tốt. Các bác sĩ khuyên nên ưu tiên bù nước qua đường uống bằng oresol. Dung dịch Oresol bù nước tốt, làm giảm nhiều biến chứng do sốt cao gây nên, giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi và nhanh chóng hồi phục.

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được bổ sung oresol
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được bổ sung oresol

Theo bệnh viện Bạch Mai Hà Nội: Sốt xuất huyết ở độ I đầu độ II cần ưu tiên bù dịch bằng đường uống oresol, chưa nhất thiết phải dùng dịch truyền. Nếu 100% bệnh nhân sốt xuất huyết dùng oresol ngay khi nhập viện, thì số người còn lại cần truyền dịch chỉ khoảng 15%.

Các loại thuốc không được dùng khi bị sốt xuất huyết

Một số loại thuốc có tác dụng hạ sốt nhưng lại được khuyến cáo chống chỉ định với bệnh nhân sốt xuất huyết. Không nên tự ý mua các loại thuốc dưới đây cho người bệnh vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

Aspirin

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng aspirin. Bởi aspirin là loại thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu. Aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, bệnh nhân xuất huyết không thể cầm được gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Đặc biệt, trẻ em dùng aspirin có thể bị mắc hội chứng Reye. Đây là hội chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em, gây ra tình trạng lú lẫn, co giật và mất ý thức. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, thuốc này còn để lại nhiều tác dụng phụ sau khi uống như: gây khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn, loét dạ dày...

Chống chỉ định Aspirin cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Các thuốc trong nhóm NSAIDs như diclofenac, ibuprofen, piroxicam... cũng có công dụng hạ sốt, giảm đau nên vẫn được sử dụng cho bệnh nhân bị sốt cao. Tuy nhiên, cũng giống như aspirin, các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy không gây ra nhiều ảnh hưởng mạnh như aspirin, song chúng cũng khiến cho tình trạng chảy máu ở bệnh nhân sốt xuất huyết trở nên khó cầm. Do đó, nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) cũng không được dùng trong điều trị sốt xuất huyết.

Có nên dùng thuốc kháng sinh cho bệnh nhân sốt xuất huyết không?

Thuốc kháng sinh được khuyến cáo không nên sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là do virus gây ra, trong khi thuốc kháng sinh lại không có khả năng diệt được virus. Bởi vậy, thuốc kháng sinh không có tác dụng trong điều trị sốt xuất huyết. Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên sử dụng thuốc kháng sinh, vừa gây lãng phí tiền bạc vừa để lại nhiều tác dụng phụ.

Xem thêm: Sốt xuất huyết kiêng gì? Những điều cấm kỵ khi bị sốt xuất huyết

Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết

  • Uống đủ nước: Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được bù nước liên tục bằng dung dịch điện giải Oresol, sữa, nước trái cây giàu vitamin C, nước cơm. Lượng nước cần bổ sung hàng ngày tùy theo đối tượng. Trẻ dưới 5 tuổi cần 500-1.500ml/ngày, trẻ trên 5 tuổi cần 2.000 - 2.500ml/ngày, người lớn cần  2.500 - 3.000ml/ngày.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ  sung nhiều trái cây và rau củ tươi
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên bổ  sung nhiều trái cây và rau củ tươi
  • Tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân sốt xuất huyết bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất. Một số loại trái cây, rau củ tốt cho người bệnh sốt xuất huyết như: cam, chanh, bưởi, dừa, dưa leo, lựu, cải bó xôi, bí ngô…
  • Ăn các loại thức ăn lỏng, nhuyễn và dễ tiêu như cháo, súp. 
  • Kiêng các thực phẩm sẫm màu, đồ ăn cay nóng, nước ngọt, nước có gas, đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, trà, cafe...
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi.
Người mắc sốt xuất huyết không ăn đồ cay nóng
Người mắc sốt xuất huyết không ăn đồ cay nóng

Chế độ sinh hoạt cho người sốt xuất huyết

Không dùng thuốc hạ sốt tùy tiện

Dùng đúng loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân sốt xuất huyết, không tự ý tăng liều lượng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hạn chế muỗi tiếp xúc với da

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được cách ly bằng cách nằm phòng riêng, buông màn cả ngày và đêm để hạn chế tiếp xúc với muỗi. Nếu bị muỗi đốt tiếp, người bệnh sẽ nhiễm thêm virus khiến bệnh nặng hơn, đồng thời lây lan cho những người thân trong gia đình.

Không tắm nước lạnh

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng cách lau bằng nước ấm. Tuyệt đối không tắm nước lạnh sẽ làm co mạch ở bề ngoài da và giãn mạch bên trong cơ thể, có nguy cơ dẫn đến tử vong do bị xuất huyết.

Người bị sốt xuất huyết uống thuốc gì? Dù đã được chỉ rõ loại thuốc nên dùng khi bị sốt xuất huyết, người bệnh vẫn không nên tự ý mua thuốc về dùng. Bởi sốt xuất huyết là bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến rất khó lường từ nhẹ đến nặng. Tốt nhất, khi thấy xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, chảy máu chân răng… cần đến ngay các cơ sở hoặc trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời.