Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi Chuẩn Khoa Học
Xin chào em bé ba tháng tuổi của cả nhà! Cột mốc tháng tuổi thứ 3 là cột mốc hoàn thiện và kết thúc giai đoạn 3 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh đánh dấu nhiều sự đổi thay ở tháng tuổi thứ 3. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho cả gia đình về biểu đồ sinh trưởng phát triển ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cũng như cách chăm sóc, giáo dục trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi phát triển hoàn thiện nhất, tăng tương tác giữa bố mẹ, người thân trong gia đình với trẻ qua các trò chơi phù hợp với tháng tuổi thứ 3 của trẻ sơ sinh.
Sự phát triển ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Bé sơ sinh 3 tháng tuổi mỗi ngày sẽ tăng trưởng khoảng từ 25 - 30g. Do đó tốc độ phát triển trọng lượng nhanh hơn phát triển thân dài cho nên đa phần cả gia đình sẽ cảm tháng tháng tuổi thứ 3 trẻ sơ sinh tương đối bụ bẫm.
Sự phát triển động tác ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nằm ngửa, mọi người trong gia đình nhẹ kéo tay trẻ, đầu của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã tự giữ phần nào không bị ngửa hoàn toàn ra phía sau. Hai tay của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi từ tư thế nắm đấm đã dần dần buông ra. Nếu được đưa đồ chơi nho nhỏ, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã biết nắm lấy. Động tác bú của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã biết mút, biết đá chân.
Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trong lúc vui đùa cùng cả gia đình trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã biết cười có những âm thanh đầu tiên là a a, lúc khóc tiếng khóc cũng to hơn. Mọi người trong gia đình cần chú ý ngôn ngữ này để hiểu được trẻ cũng như kịp thời uốn nắn, động viên dành cho em bé sơ sinh 3 tháng tuổi.
Quan sát giai đoạn này cả nhà thường xuyên tương tác với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi giúp cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ về giai đoạn sau này.
Sự phát triển cảm giác ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã biết chú ý lắng nghe khi nghe những tiếng nói quen thuộc với trẻ, biết đưa mắt nhìn theo những người thân trong gia đình.
Sự phát triển tâm lý ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thích nghe những âm thanh dịu dàng, biết nhìn tay của mình, đưa mắt nhìn theo vật di động, biết cười thành tiếng.
Lưu ý dành cho cả nhà: Sự phát triển tế bào não của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đang dần vào giai đoạn đỉnh cao thứ 2 của thời kỳ sinh trưởng đột phát (giai đoạn phát triển cao thứ nhất là khi bào thai được từ 10 - 18 tuần), trẻ cần được bú sữa mẹ đầy đủ và nên rèn luyện thêm hệ thống thần kinh thị giác, thính giác và xúc giác cho trẻ. Hàng ngày có thể luyện cho bé nằm sấp, ngẩng đầu lên; có ý thức thay đổi vị trí ngủ của bé, tập cho bé nhìn đuổi theo vật di động, tập cho bé nắm bắt đồ chơi, tập bài tập thể dục dành cho trẻ mới sinh,...
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại cho mẹ là làm giảm nguy cơ bị loãng xương và ung thư vú còn đối với trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh giảm nguy cơ viêm dạ dày, bệnh hen suyễn, bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ, nhiễm khuẩn ở đường hô hấp và đường tiểu.
Sữa mẹ:
- Có trên 100 dưỡng chất
- Chứa nhiều protein đặc biệt
- Có hàm lượng carbohydrate cao
- Chứa nhiều axit béo
- Là công thức đặc biệt dành riêng cho mỗi em bé
- Luôn sẵn có
- Không tốn về kinh tế.
Chính vì vậy thức ăn chính của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi là sữa mẹ. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ ăn khoảng 120 -150ml/lần/ 6 -7 cữ/ngày tùy vào trọng lượng cân nặng thời điểm này của trẻ. Mỗi cữ ăn của em bé sơ sinh 3 tháng tuổi cách nhau từ 3 - 3,5 giờ/ ban ngày và ban đêm thì cữ dài hơn có thể từ 5 đến 6 giờ/cữ Trường hợp mẹ không thể cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì tiếp tục bổ sung sữa công thức hữu cơ dành cho trẻ sơ sinh, hoặc có thể xin tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, các mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên kéo dài tối thiểu đến khi trẻ được 2 tuổi. Trong các trường hợp bất khả kháng mới cho bé sơ sinh uống sữa công thức.
Trẻ 3 tháng tuổi sẽ bú sữa tốt hơn và bú ít hơn vào ban đêm. Với những bé đang bú sữa mẹ trực tiếp, các mẹ vẫn phải luôn sẵn sàng cho bé bú suốt ngày. Đảm bảo các cữ bú của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi hiệu quả (Thời gian của cữ bú lý tưởng các mẹ cần chú ý đấy là từ 10 đến 15 phút, tránh cứ bú quá ngắn (5 phút) bé chỉ mới bú được chất đường, nước ban đầu từ sữa mẹ mà chưa nhận được chất cũng như các chất khác ở cuối cữ bú mẹ đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh).
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bỏ bú
- Núm vú không vừa miệng: Núm vú cao su của bình sữa cứng quá hoặc lỗ đục nhỏ quá, bé mút khó, chán không muốn bú.
- Ốm đau: Trường hợp bé bị một số bệnh về đường tiêu hóa, mặt má bị sưng,... ở mức độ khác nhau đều làm cho bé chán ăn.
- Ngạt mũi: trẻ bị ngạt mũi sẽ phải thở bằng mồm, khi trẻ bú tất nhiên là ảnh hưởng đến thở, trẻ dùng bú để thở.
- Khiếm khuyết về sinh lý: Như sứt môi, hở hàm ếch, khó bú cũng có thể là nguyên nhân bé từ chối bú.
- Viêm họng: Do sợ đau mà sợ bú, nguyên nhân là do niêm mạc trong miệng của trẻ rất non, dịch tiết dịch ít, miệng tương đối khô, thêm cọ xát trong miệng làm cho niêm mạc trong miệng trẻ bị viêm nhiễm. Bị viêm nhiễm rồi khi bú sẽ đau, do đó trẻ từ chối bú.
- Trẻ thiếu tháng: nguyên nhân do cơ thể phát triển còn chưa hoàn thiện, cơ năng mút bú của bé còn kém, cho nên thường có hiện tượng ngậm vú không bú hoặc bú mấy cái rồi dừng.
Lưu ý tránh dành cho bố mẹ:
- Không ăn dặm
- Không uống nước (Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn cũng như trẻ sơ sinh phải bú sữa công thức)
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bắt đầu với chu kỳ ngủ ít dần vào ban ngày và được chia thành các giấc ngủ ngắn từ 3 - 4 giấc mỗi giấc kéo dài từ 1 - 1,5 giờ và các giấc ngủ vào ban đêm sẽ kéo dài hơn từ 5 - 6 tiếng mới dậy ăn.
Giấc ngủ ngon vào giai đoạn 3 tháng sơ sinh rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Môi trường và bầu không khí trong nhà giúp cho bé ngủ ngon hơn. Nhịp sinh học hàng ngày, nếp ngủ ngày và đêm và cách thức giúp đưa trẻ vào giấc ngủ đóng vai trò quan trọng.
Trẻ sơ sinh ngủ ở đâu tùy vào quyết định của cả gia đình. Một số gia đình cho trẻ sơ sinh ngủ cùng tăng sự kết nối cũng như thuận tiện cho việc cho bú vào ban đêm. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích đối với các trường hợp có cha hoặc mẹ là người hút thuốc lá, uống bia rượu hay đang bị bệnh. Nếu cho trẻ ngủ cùng giường đừng cho trẻ mặc quần áo quá dày hay quá mỏng, không nên để chăn màn che phủ đầu trẻ.
Hãy sắp xếp lịch sinh hoạt trong ngày để trẻ có thể ngủ ngon giấc vào ban đêm. Những yếu tố góp phần giúp trẻ ngủ ngon là nhịp điệu sinh học, sự hài hòa, bầu không khí yên bình, cách thức dỗ cho trẻ ngủ và chế độ dinh dưỡng không gây khó chịu, ấm ách cho trẻ. Luôn cho trẻ sơ sinh ngủ trong tư thế nằm ngủ tuyệt đối không đặt nằm sấp. tư thế nằm ngửa cũng như việc cho trẻ bú mẹ có tác dụng giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Chăm sóc hàng ngày cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Massage cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
- Không khí trong phòng ấm áp, không nên ở phòng có điện thoại, có thể cho nghe nhạc nhẹ
- Đặt bé nằm trên khăn bông mềm
- Bắt đầu xoa từ đỉnh đầu rồi đến mặt, trán, má, mắt, hai bên tai.
- Xoa từ ngực sang hai bên sườn
- Xoa vòng tròn xung quanh rốn, từ trái sang phải, rồi xoa ngược lại từ phải sang trái
- Dùng ngón tay day nhè nhẹ hai bên cột sống sau lưng, từ sau gáy xuống đến xương cụt
- Massage chân, từ đùi xuống đầu gối, bắp chân, xuống đến gót, bóp nhẹ.
- Xoa bóp vai như kiểu xoa bóp chân.
- Mức độ xoa bóp mạnh hay nhẹ, chú ý theo cảm giác của từng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi.
Vuốt ve âu yếm có lợi cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
- Xoa bóp vai như kiểu xoa bóp chân. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thích được bố mẹ vuốt ve âu yếm, sự âu yếm của mẹ làm cho bé cảm thấy thân thiết, trẻ biết là mẹ rất yêu thương mình.
- Âu yếm của mẹ cho trẻ cảm giác an toàn
- Lúc tâm tình của bé không yên, sự âu yếm của người mẹ có làm cho bé trở lại yên tĩnh
- Vuốt ve âu yếm trẻ có thể giúp cho tứ chi của trẻ hoạt động, xúc tiến tuần hoàn máu.
Cách mẹ âu yếm vuốt ve trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
- Lúc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi được ăn no, ngủ dậy, mẹ dùng tay âu yếm vuốt ve ngực, lưng, chân tay của bé, đồng thời nói chuyện, cười với bé.
- Lúc bé khóc quấy, bế bé dậy, để đầu bé áp vào bên trái trước ngực của mẹ để bé nghe tiếng tim đập của mẹ đồng thời mẹ vỗ về dỗ bé
- Bế bé vào lòng , xoa đầu, vuốt ve, nắn tay, nắn chân
- Mặt mẹ cách mặt bé sơ sinh 3 tháng tuổi khoảng 20cm để bé có thể nhìn thấy rõ mặt mẹ
- Mẹ vui cười với trẻ
- Khi đặt bé xuống trước tiên phải chú ý đỡ đầu của trẻ. Không nên chỉ đỡ cổ và lưng để đầu của bé bị ngửa ra phía sau.
Rửa mặt cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
- Dùng vải xô hoặc khăn mặt nhỏ, bắt đầu lau từ bên ngoài mũi ngoài khóe mắt
- Lau ngoài tai và sau tai
- Dùng khăn nhỏ ướt lau quanh miệng
- Lau cằm và cổ
- Dùng khăn mặt dấp nước ấm lau nách
- Xòe bàn tay trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ra, dùng khăn mặt nhỏ hơi ướt lau mu bàn tay, lòng bàn tay và lau sạch từng kẽ ngón tay.
Đồ dùng cần thiết để tắm cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Chậu tắm dùng cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, đáy chậu có hoa văn để chậu không dễ bị trượt đổ. Nếu dùng chậu thường tắm cho trẻ nên lót tấm nhựa đêm hoặc trải khăn dưới đáy khăn:
- Khăn gội đầu
- Sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh
- Khăn khô để lau sau khi tắm xong
- Quần áo để thay
- Tã lót
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị mẩn ngứa
Khi rửa mặt, tắm cho bé, không nên dùng xà phòng, trường hợp ở mình và tay chân có mẩn ngứa, tạm thời không tắm chậu, chỉ lau rửa cho trẻ xong bôi thuốc ngay
Thay cho trẻ mặc quần áo vải mềm sạch sẽ dễ chịu, thường xuyên thay giặt vỏ chăn gối, quần áo, nên dùng loại vải bông sáng màu, không nên dùng sợi hóa học.
Không nên để bé bị lạnh hoặc nóng, tránh gió lạnh mùa hè tránh phơi nắng.
Mẹ cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bú cần tránh ăn các thực phẩm có tính kích thích như ớt, hành, tỏi, rượu,...
Trường hợp trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị mẩn ngứa nghiêm trọng nên kịp thời đưa khám và cần sự tư vấn từ bác sĩ, tránh tùy ý bôi thuốc cho trẻ làm tình trạng mẩn ngứa trở nên thêm trọng.
Các trò chơi cả nhà giúp cho bé sơ sinh 3 tháng tuổi phát triển toàn diện
Tìm mẹ
Để cho trẻ nằm trên giường, mẹ cầm đồ chơi có màu sắc rực rỡ, như quả bông, búp bê vải có nhiều màu,... đặt ở chỗ cách tầm mắt của trẻ 30cm để cho trẻ nhìn đồ chơi. Một lát sau, vừa từ từ chuyển đồ chơi sang một bên vừa nói với bé: “Nào, đây cơ mà, nhìn đây nào con”. Luyện tập cho bé quay đầu dùng mắt để tìm đồ vật.
Sau đó dần dần mẹ có thể đứng xa chỗ trẻ một chút lắc đồ chơi có thể phát ra tiếng động, hoặc khẽ gọi tên con, để bé quay đầu tìm mẹ. Khi bé quay đầu nhìn thấy mẹ, mẹ phải khen bé ngay, khích lệ bé
Mục đích: Luyện cho bé biết tập trung nhìn, học cách phân biệt âm thanh ở các hướng khác nhau; Rèn luyện cơ ở đầu, ở cổ của bé; Luyện phối hợp giữa thị giác, thính giác với động tác ở phần đầu, cổ.
Âm thanh ở đâu
Từ phía sau lưng mẹ, lắc chuông cho kêu để bé nghe thấy, sau đó từ từ đưa ra lắc ở trước mặt bé, nếu bé thích thì đưa cho bé cầm chuông.
Mục đích: Bồi dưỡng thính lực và khả năng cầm
Hai tay mẹ mỗi bên cầm một thứ đồ chơi có thể phát ra tiếng kêu, lúc thì lắc đồ chơi bên tay phải, lúc thì lắc bên tay trái, để bé chuyên tâm nghe, phân biệt âm thanh khác nhau
Mục đích: Bồi dưỡng thính lực cho trẻ
Dùng chân đá
Để 1 quả bóng hoặc đồ chơi có thể lăn phát ra tiếng kêu gần chân của trẻ. Khi mới bắt đầu bé vô thức đụng phải đồ chơi, đồ chơi lăn đi phát ra tiếng kêu. Mẹ nhặt đồ chơi lại để gần chân bé, đưa chân vài lần đụng vào đồ chơi, dần dần bé sẽ biết chủ động dùng chân để đá.
Mục đích: Tăng cường vận động
Kéo về đây
Buộc một cái vòng vào một đầu dây kéo đồ chơi, mẹ cầm vòng kéo đồ chơi cho bé xem, sau đó đặt vòng cho vào tay bé để bé nắm lấy kéo đồ chơi.
Mục đích: Luyện cầm, kéo
Nắm lấy
Mẹ đặt mấy thứ đồ chơi mới ở trước mặt bé, lúc đầu bé cầm một thứ đồ chơi, bỏ xuống rồi lại cầm lấy một đồ chơi khác, sau đó bé tập hai tay cầm hai thứ. Lúc đó mẹ đưa thêm cho bé một đồ chơi nữa, xem bé làm thế nào
Mục đích: Luyện cầm
Nghịch nước
Mẹ bế bé ngồi trong bồn nước ấm, đặt mấy đồ chơi nổi trên mặt nước, để bé vỗ đập nước, nắm lấy đồ chơi.
Mục đích: Luyện cơ bắp
Ngẩng đầu
Để cho bé bò trên giường đôi, mẹ cũng với tư thế bò đầu đối đỉnh với đầu của bé, mẹ cầm lấy tay bé vuốt ve, bé ngẩng đầu nhìn mẹ, mẹ nói chuyện với bé, bé ngẩng đầu chỉ được một lúc là mỏi, nghỉ một lát rồi hai mẹ con lại chơi lại.
Mục đích: Tập nằm sấp, ngẩng đầu
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi với các mũi tiêm phòng
- Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần tiêm các mũi viêm phổi (mũi 2), 5 in 1 + bại liệt mũi 2 (hoặc 6 in 1 mũi 2).
- Xây dựng lịch trình ăn, ngủ cố định để trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có nhịp sinh hoạt điều độ.
Lời kết
Những em bé sơ sinh là tương lai là hy vọng, kỳ vọng của mỗi một gia đình. Mong rằng bài viết với chủ để về cách chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục dành cho em bé sơ sinh 3 tháng tuổi đã chia sẻ được những phương pháp cách chăm sóc lành mạnh, thú vị tạo nên hành trình tháng thứ 3 khỏe mạnh an nhiên của trẻ cũng như cả gia đình.
Nguồn: Doctor Lâm