Trẻ biếng ăn khi mọc răng: Dấu hiệu và cách khắc phục
Trẻ biếng ăn khi mọc răng đã trở thành nỗi "ám ảnh" cho cả trẻ và mẹ. Khi răng mọc, nướu của trẻ sẽ bị sưng nứt, tấy đỏ gây đau đớn khiến bé biếng ăn. Mẹ chỉ cần áp dụng tốt các hướng dẫn dưới đây thì tình trạng này sẽ không còn quá đáng sợ nữa.
Có thể mẹ quan tâm: thực đơn cho bé 2 tuổi
Trẻ mọc răng thường biếng ăn, quấy khóc
Trình tự mọc răng của trẻ
Trình tự mọc răng của trẻ có thể không giống nhau giữa các bé. Tùy vào mức độ bổ sung và hấp thụ canxi trong quá trình mang thai của mẹ mà có trẻ mọc răng sớm hoặc muộn. Nắm rõ trình tự và thời gian mọc răng của trẻ sẽ giúp mẹ chuẩn bị tinh thần cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách dễ dàng hơn.
- 6-10 tháng tuổi: Trẻ có thể mọc 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới đầu tiên. Trông bé sẽ thật dễ thương khi có sự xuất hiện của 2 chiếc răng đáng yêu này đấy.
- 8-12 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa trên sẽ bắt đầu xuất hiện. Vậy là bé có tới tận 4 chiếc răng cửa rồi đó các mẹ.
- 9- 13 tháng tuổi: 2 chiếc răng cửa trên sẽ tiếp tục xuất hiện.
- 10-16 tháng tuổi: Sau đó sẽ là 2 chiếc răng cửa dưới.
- 13-19 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm của hàm trên sẽ xuất hiện đầu tiên. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi vào phía trong, cách 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên 1 vị trí.
- 14-18 tháng tuổi: Bé sẽ mọc thêm 2 chiếc răng hàm dưới. Giống hàm trên, chúng mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
- 16-22 tháng tuổi: Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc để lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
- 17-23 tháng tuổi: Sau 2 răng nanh hàm trên sẽ là hai răng nanh hàm dưới.
- 23-31 tháng tuổi: Hai răng hàm phía dưới sẽ tiếp tục mọc lên. Ở giai đoạn này, mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ còn đang bận khám phá thế giới xung quanh mà không bận tâm nhiều về những chiếc răng đang mọc nữa.
- 25-33 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc. Vậy là bé đã sở hữu một hàm răng với đầy đủ 20 chiếc răng sữa vừa đều vừa trắng rất đáng yêu và xinh xắn rồi.
Có thể mẹ quan tâm: Trẻ biếng ăn phải làm sao
Trẻ mọc răng thường cho tay vào miệng
Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng
- Lợi (hay còn gọi là nướu) sẽ sưng, đỏ: Để răng có thể nhô ra ngoài, lợi của trẻ sẽ sưng lên, bị tấy đỏ, thậm chí là viêm loét nếu không được vệ sinh kỹ càng. Tình trạng này có thể được phát hiện bằng cách quan sát bằng mắt thông thường.
- Chảy nhiều dãi hơn: Khi nướu trẻ bị sưng, tấy đỏ, nước dãi sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường để làm mát và dịu nướu.
- Bị sốt, nổi ban, tiêu chảy, ho, sổ mũi...
- Trẻ hay cho tay vào miệng, cụ thể là chỗ nướu đang bị sưng
- Trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, lười ăn...
Trẻ biếng ăn khi mọc răng kéo dài bao lâu
Các bác sĩ Nhi cho biết, thời gian trẻ biếng ăn khi mọc răng tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ. Có trẻ chỉ biếng ăn trong vài ngày, có trẻ lười ăn trong suốt giai đoạn từ thời điểm lợi sưng cho đến khi răng mọc lên. Trong thời gian này, trẻ sẽ bị đau, thường xuyên quấy khóc và sợ ăn nên bố mẹ cần hết sức kiên nhẫn trong việc chăm sóc trẻ.
Cách chăm sóc trẻ biếng ăn khi mọc răng
Chăm sóc trẻ biếng ăn khi mọc răng, mẹ cần chú ý đến 2 yếu tố, đó là dinh dưỡng và phương pháp vệ sinh, chăm sóc. Chế độ dinh dưỡng phù hợp và chăm sóc đúng cách sẽ giúp mẹ cùng trẻ vượt qua giai đoạn mọc răng một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn khi mọc răng
Khi nhận thấy những dấu hiệu mọc răng từ trẻ, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như cách chế biến để trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
- Mẹ nên nấu các món dễ nuốt như cháo, canh, súp… để trẻ bớt phải nhai và dễ nuốt hơn. Mẹ cũng nên chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa hơn để trẻ bớt đau khi phải ăn nhiều một lúc.
- Mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng.
- Bổ sung canxi hàm lượng cao vào chế độ dinh dưỡng của trẻ khi mọc răng vì lúc này bé cần rất nhiều canxi để răng phát triển. Các loại thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên bổ sung cho trẻ bao gồm: tôm, cá, đậu phụ, trái cây như cam, dâu, mít, quất vàng, kiwi,...
- Đừng quên bổ sung sữa và nước trái cây cho trẻ nhằm đảm bảo đủ canxi, vitamin và khoáng chất thiết yếu.
- Đặc biệt, nếu trẻ biếng ăn kéo dài thì mẹ cũng nên cho trẻ dùng thêm siro thảo dược từ thiên nhiên giúp tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn và bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Cách chăm sóc trẻ đang mọc răng đúng cách
- Bố mẹ tuyệt đối không nên quát mắng, ép buộc mà nên dành nhiều thời gian chơi với con và dỗ dành con nhiều hơn.
- Không nên để trẻ ngậm núm vú, bình sữa khi ngủ để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào vùng khoang miệng gây viêm loét.
- Mẹ nên đưa cho trẻ các loại hoa quả mềm để trẻ cắn khi ngứa lợi thay vì để trẻ cắn những đồ vật xung quanh mình.
- Giúp trẻ giảm đau bằng cách massage vùng nướu đang bị sưng một cách nhẹ nhàng. Lưu ý: mẹ cần rửa tay thật sạch trước khi massage cho trẻ.
- Sau mỗi bữa ăn, mẹ nên cho trẻ uống nước lọc ấm và vệ sinh răng miệng cho trẻ thật kỹ để tránh viêm loét. Mẹ nên dùng miếng gạc hoặc khăn mềm và nước sạch, quấn quanh ngón tay rồi lau nhẹ nhàng vùng khoang miệng cho trẻ.
- Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng con bằng khăn mềm.
- Nếu bé bị sốt, cần thường xuyên đo nhiệt độ và cho trẻ uống thuốc đúng liều để hạ sốt.
- Trường hợp quá đau nhức, bỏ ăn lâu, thường xuyên quấy khóc… Bố mẹ trẻ cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được điều trị đúng cách.
Trẻ biếng ăn khi mọc răng là giai đoạn bắt buộc và khá khó khăn trong quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ đừng quá lo lắng mà cần bình tĩnh, kiên nhẫn chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ. Giai đoạn này, trẻ cần chế độ chăm sóc tốt hơn nhằm đảm bảo tối ưu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Xem thêm: siro ăn ngon nào tốt