Nguyên nhân và hậu quả biếng ăn ở trẻ - mẹ nên làm gì?
Trẻ biếng ăn là thực trạng đang khiến rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng hiện nay. Trẻ lười ăn kéo dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển sau này. Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ hết biếng ăn? Hãy cùng Doctor Lâm đi tìm giải pháp tốt nhất trong bài viết sau đây!
Biếng ăn là gì?
Biếng ăn ở trẻ nhỏ không phải là một bệnh lý. Đây là triệu chứng, biểu hiện rối loạn ăn uống hay gặp ở trẻ từ 1-6 tuổi. Thông thường, trẻ sẽ ăn ít hơn 60% nhu cầu cần thiết ở độ tuổi của trẻ và tình trạng này kéo dài ít nhất trong 1 tháng.
Biểu hiện trẻ biếng ăn
Trẻ được gọi là biếng ăn khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ khóc hoặc quấy rối khi ba mẹ dọn thức ăn ra
- Lượng thực phẩm trẻ ăn rất ít hoặc trẻ chỉ ăn một số món nhất định và không chịu ăn món khác.
- Thời gian bữa ăn của trẻ thường kéo dài hơn 30 phút
- Mỗi bữa, trẻ ăn lượng thực phẩm ít hơn so với các bạn cùng độ tuổi
- Khi ăn, trẻ thường quấy khóc, ngậm thức ăn, không chịu nhai, nuốt; nhè hoặc phun thức ăn…
Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn được chia thành 3 nhóm:
- Trẻ biếng ăn thực sự: trẻ không có cảm giác ngon miệng và chẳng thấy đói
- Trẻ kén ăn: Trẻ chỉ ăn một số món nhất định, không ăn thử món khác
- Trẻ sợ ăn: Đến bữa ăn là trẻ khóc, thấy thức ăn là trẻ muốn nôn…
Một số nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn thường gặp:
Thực đơn chưa cân đối hoặc ăn dặm quá sớm
Nhiều bậc cha mẹ nóng vội cho con ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Hoặc thực đơn hàng ngày của trẻ chưa khoa học, thiếu cân đối, không đủ 4 nhóm thực phẩm: protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất.
Thay đổi sinh lý
Từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, trẻ sẽ có những giai đoạn cuộc đời ghi dấu sự phát triển, thay đổi sinh lý, học hỏi các kỹ năng mới như lật, ngồi, bò, đi, mọc răng… Trong giai đoạn này, trẻ tự nhiên biếng ăn hơn bình thường. Đặc biệt, khi mọc răng, trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn nên cũng ngại ăn hơn.
Mắc bệnh lý
Một số bệnh lý thường gặp cũng là nguyên nhân khiến bé không chịu ăn uống gì, không còn hứng thú với những bữa ăn.
- Rối loạn chức năng tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón…)
- Nhiễm ký sinh trùng (giun, sán)
- Viêm đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng…)
- Thiếu hụt khoáng chất (selen, kẽm…)
Thói quen ăn uống
Trẻ biếng ăn có thể là hậu quả của những thói quen xấu mà cha mẹ vô tình tạo ra như:
- Thời gian bữa ăn kéo dài, có thể từ 30 phút đến 1 giờ
- Không ăn theo giờ cố định
- Ăn nhiều quà vặt trước bữa ăn. Hoặc bữa phụ quá nhiều khiến trẻ không có cảm giác đói trong bữa chính
- Món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại với tần suất dày
- Trẻ xem ti vi, điện thoại, chơi điện tử… trong bữa ăn
Yếu tố tâm lý
Một bữa ăn ngon miệng chỉ khi trẻ có tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Vì vậy, khi cha mẹ ép ăn, đánh mắng, la hét… trẻ sẽ khó có thể ăn hết suất. Nhiều trẻ quấy khóc, nôn ói thức ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới biếng ăn, sợ ăn. Đây cũng là một nguyen nhan tre bieng an thường gặp.
Trong một số trường hợp, sự thay đổi môi trường sống, giờ ăn, nơi ăn… cũng tác động tới tâm lý của trẻ và không có hứng thú với ăn uống.
Di truyền
Các nhà khoa học cho biết, trẻ được sinh ra trong gia đình có người thân mắc một số bệnh mạn tính như viêm khớp, viêm đại tràng, xơ gan… thì dễ biếng ăn hơn so với bình thường.
Hậu quả của biếng ăn đến sức khỏe
Thực tế, hiện nay, tình trạng biếng ăn có thể gặp ở trẻ trong mọi độ tuổi, phổ biến hơn cả là trẻ từ 1-3 tuổi với tỷ lệ lên tới 30-40%. Biếng ăn hay gặp ở các bé gái nhiều hơn bé trai.
Vậy biếng ăn gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ? Sau đây là một số hậu quả nghiêm trọng mà cha mẹ cần lưu ý:
- Suy dinh dưỡng: trẻ biếng ăn không có cơ hội hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và dẫn tới suy dinh dưỡng. Trẻ sẽ còi cọc, thấp bé, xanh xao hơn so với các bạn cùng trang lứa.
- Rối loạn tăng trưởng: Cơ thể trẻ không được đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng. Chỉ cần thiếu hụt chất dẫn tới những hậu quả như thiếu vitamin A gây khô mắt, khô giác mạc, mù lòa; thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu canxi gây còi xương…
- Chậm phát triển trí não: Tình trạng biếng ăn làm cơ thể trẻ bị thiếu chất, ảnh hưởng tới sự hoạt động hiệu quả của não bộ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ: trẻ biếng ăn thường có điểm trí tuệ thấp hơn so với trẻ được bổ sung đủ dưỡng chất.
- Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh: Trẻ không ăn đủ khẩu phần thì cơ thể sẽ bị thiếu dưỡng chất. Từ đó, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Bởi vậy, trẻ dễ mắc bệnh về hệ tiêu hóa và hô hấp.
- Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc (EQ): Bé biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp nên ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, diễn đạt, có xu hướng thụ động, khó hòa nhập… Tình trạng này kéo dài dễ dẫn tới mất tập trung, tự kỷ…
Giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn
Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ biếng ăn? Muốn con ăn ngon miệng, được cung cấp đủ dưỡng chất, phát triển toàn diện, trước hết, cha mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về lượng calo cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, cha mẹ nên căn cứ vào các yếu tố: độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe của trẻ để cân đối lượng calo phù hợp.
Xem thêm: thuốc cho trẻ biếng ăn
Sau đây là một số bí quyết đơn giản giúp con hết biếng ăn mà cha mẹ có thể áp dụng ngay:
- Không ép buộc, la mắng trẻ khi ăn: Khi tâm trạng không tốt thì trẻ khó có thể ăn ngon miệng. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm tới cảm xúc của con và không nên tạo áp lực cho con trong bữa ăn.
- Xây dựng thực đơn cung cấp đủ dưỡng chất, trình bày đẹp mắt: Thực đơn cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết. Cha mẹ nên để con tự lựa chọn món ăn mình thích. Nên khuyến khích trẻ nếm thử tất cả các món ăn trên bàn. Nếu muốn trẻ hứng thú với món ăn mới, cha mẹ nên thêm vào bữa sáng khi trẻ đang đói bụng. Lúc đó, trẻ dễ tiếp nhận món ăn mới hơn.
- Cho trẻ ăn đúng giờ và nên ăn cùng gia đình: Xây dựng giờ ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ và duy trì thành thói quen hàng ngày. Khi ăn cùng gia đình, được trò chuyện vui vẻ với bố mẹ, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ và ăn ngon miệng hơn.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ: Nếu trẻ lười ăn, bạn hãy chia khẩu phần ăn thành nhiều phần. Sau đó, cho trẻ ăn ít một vào khoảng thời gian nhất định.
- Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe vào các bữa phụ như sữa chua, trái cây… Cha mẹ không nên cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn nhanh trước bữa ăn vì chúng có thể khiến trẻ cảm thấy no bụng.
- Không cho trẻ uống quá nhiều nước (sữa hoặc nước trái cây) trước và trong bữa ăn. Khi uống nhiều nước, trẻ sẽ có cảm giác no bụng và không còn hứng thú với các món ăn.
- Khuyến khích trẻ vào bếp, cùng cha mẹ chuẩn bị thức ăn: Việc này sẽ tạo sự hứng thú và bé sẽ muốn thưởng thức các món ăn do chính tay mình làm.
- Không xem điện thoại, ti vi, các thiết bị công nghệ, đồ chơi… trong lúc ăn. Thói quen này có thể khiến trẻ mất tập trung và không cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn.
- Khuyến khích trẻ tích cực vận động hàng ngày để có cảm giác đói, ăn ngon miệng hơn. Cha mẹ hãy đưa trẻ tham gia các trò chơi vận động ngoài trời để giúp trẻ linh hoạt, khỏe mạnh hơn.
- Mát-xa cho trẻ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đây là cách trị trẻ biếng ăn đơn giản mà cha mẹ nên áp dụng ngay. Cụ thể, cha mẹ có thể đặt trẻ nằm ngửa, mát-xa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ 50-100 lần. Biện pháp này sẽ giúp giảm đầy hơi, chướng bụng cho trẻ.
- Sử dụng các loại siro có thành phần thảo dược an toàn, kích thích trẻ ăn ngon tự nhiên, hiệu quả bền vững. Các bậc cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm đã được kiểm định, chứng nhận bởi cơ quan chức năng, giới chuyên môn đánh giá cao và phản hồi tốt từ khách hàng.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp các bậc cha mẹ có lời giải cho câu hỏi: “bé biếng ăn phải làm sao”, “trẻ biếng ăn làm thế nào”, “trẻ biếng ăn cần phải làm gì”, “bé lười ăn phải làm sao” hay “làm sao để bé hết biếng ăn”… và tìm được cách giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng, hiệu quả. Trong trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài và kèm theo các biểu hiện bất thường, bạn nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp.