Sốt xuất huyết ăn gì để nhanh khỏi?
Sốt xuất huyết ăn gì để nhanh hạ sốt và sớm phục hồi? Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục dẫn đến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, chế độ ăn bù nước cho cơ thể sẽ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi hơn.
Bị sốt xuất huyết ăn gì để nhanh khỏi?
Bổ sung nhiều nước
Bù nước rất quan trọng trong suốt thời gian điều trị sốt xuất huyết. Bởi bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao và kéo dài nhiều ngày dẫn đến mất nước. Ngoài ra, sốt xuất huyết nặng có thể gây ra tình trạng cô đặc máu, sẽ rất nguy hiểm nếu không được bổ sung nước và điện giải kịp thời.
Người bệnh có thể bù nước bằng cách uống các loại nước trái cây, nước quả ép giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh, dừa. Nước trái cây giúp thành mạch bền tốt hơn và tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp làm tình trạng bệnh giảm đi.
Nên ăn thức ăn dạng lỏng
Bệnh nhân sốt xuất huyết thường mệt mỏi và chán ăn. Các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp sẽ dễ nhai nuốt và dễ tiêu hóa hơn. Người bệnh nên ăn nhiều bữa trong ngày, ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
Top 10 thực phẩm vàng cho người bị sốt xuất huyết
Cam
Cam là trái cây rất giàu vitamin C, giúp bù nước, chống mệt mỏi và tăng sức đề kháng rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Nước dừa
Nước dừa là loại nước giải khát và cấp nước rất tốt. Đặc biệt là đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Không chỉ nước dừa mà cùi dừa cũng chứa một lượng lớn vitamin C vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.
Nước ép trái cây, nước ép rau củ
Các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ không chỉ bổ sung nước cho cơ thể mà còn cung cấp lượng lớn vitamin và khoáng chất. Các chất này sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống lại virus gây bệnh. Khi chọn lựa rau củ, trái cây, cần chọn loại tươi, không dập nát, rửa kỹ trước khi xay cho người bệnh uống.
Đu đủ
Đu đủ chứa hàm lượng lớn vitamin C và vitamin A. Đây là loại trái cây đặc biệt hữu ích với sức khỏe của bệnh nhân sốt xuất huyết. Trung bình nửa quả đu đủ chứa khoảng 238mg vitamin C.
Quả lựu
Lựu có tác dụng rất tốt trong đề phòng tình trạng tiêu chảy, kiết lị sau sốt xuất huyết và làm tăng quá trình sản xuất enzyme hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Thêm một chút mật ong vào nước ép lựu cũng là một cách hay để trị chứng khó tiêu. Ngoài ra, lựu còn được cho là đặc biệt tốt với người sốt xuất huyết. Bởi nó có khả năng kích thích các tế bào trắng hoạt động hiệu quả, kháng khuẩn tốt, giảm nhiễm khuẩn tụ cầu.
Bông cải
Bông cải là thực phẩm rất tốt cho người ốm. Các chất dinh dưỡng có trong bông cải giúp duy trì và tăng cường hệ miễn dịch. Bông cải có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu sắt, canxi, protein và các loại vitamin.
Rau chân vịt
Rau chân vịt là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Đây là loại rau ăn lá tươi chứa nhiều vitamin C và rất giàu khoáng chất.
Bí ngô
Bí ngô là thực phẩm rất giàu vitamin A, đặc biệt có lợi cho việc tăng số lượng tiểu cầu trong máu cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Cà rốt
Nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi tuần ăn 2 bát cà rốt có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu cũng như duy trì số lượng tiểu cầu bình thường.
Protein nạc
Protein nạc là nguồn cung cấp kẽm và vitamin B12 dồi dào. Các chất này giúp đẩy lùi hậu quả của giảm tiểu cầu. Thực phẩm chứa nhiều protein nạc là thịt gà, thịt gà tây.
Sốt xuất huyết không nên ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm người sốt xuất huyết cần kiêng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh:
Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Người mắc sốt xuất huyết cần kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bởi các loại thực phẩm này rất khó tiêu. Khi sử dụng chúng, người bệnh dễ bị đầy bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và lâu hồi phục hơn.
Đồ ăn cay, nóng
Hạn chế đồ ăn cay nóng cũng là cách giúp người mắc sốt xuất huyết khỏi bệnh nhanh hơn. Bởi thực phẩm này sẽ làm lượng nhiệt trong cơ thể tăng lên, bệnh nhân sẽ khó hạ sốt hơn.
Thực phẩm có màu sẫm
Người sốt xuất huyết nên tránh các thực phẩm có màu sẫm như đỏ, đen, nâu. Các thực phẩm này sẽ làm phân của bệnh nhân nhuộm màu, gây khó khăn trong việc nhận biết có bị lẫn máu hay không.
Nước ngọt, đồ uống chứa cồn
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần tuyệt đối tránh nước ngọt và đồ uống chứa cồn. Các thực phẩm này sẽ làm cho quá trình tiêu diệt vi khuẩn chậm lại khiến bệnh nhân lâu phục hồi hơn.
Những điều cần tránh khi bị sốt xuất huyết
Không tắm nước lạnh, không nên ra gió
Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, kéo dài 7-10 ngày, nhiều người nặng hơn thì có thể tới 2 tuần. Trong khoảng thời gian này, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, tránh ra gió và tắm nước lạnh. Bởi nước lạnh có thể làm co mạch ngoài da và giãn mạch trong nội tạng, cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh nên vệ sinh bằng cách lau người bằng khăn ấm.
Không tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị và có nguy cơ biến chứng dẫn đến tử vong. Bởi vậy, khi phát hiện bị sốt cao liên tục, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm cần thiết. Sốt xuất huyết thể nhẹ có thể tự điều trị ở nhà nhưng vẫn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Tốt nhất, bệnh nhân không nên tự dùng thuốc mà cần điều trị ở cơ sở y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Ngăn muỗi tiếp xúc với da
Bệnh nhân sốt xuất huyết nên nằm màn ngay cả ban ngày để hạn chế muỗi tiếp xúc với da. Việc này giúp tránh lây lan cho những người xung quanh, ngăn ngừa sốt xuất huyết bùng phát thành dịch.
Các bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không nên chủ quan khi mắc sốt xuất huyết. Dù đây là bệnh thường gặp nhưng khả năng dẫn đến tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, bệnh nhân sốt xuất huyết cần lưu ý bổ sung dinh dưỡng tốt để mau chóng phục hồi. Bài viết sốt xuất huyết ăn gì để nhanh khỏi chính là gợi ý hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết.
Xem thêm: Sốt xuất huyết lây qua đường nào